5 cm/s: Bộ phim tái hiện nỗi buồn giữa lòng Tokyo tấp nập

Khán giả mê phim anime Nhật không thể nào không biết đến phim 5 cm/s nhỉ. Bộ phim kể về tình yêu ngây thơ của tuổi học trò và những biến đổi khó lường trong cuộc sống của các gia đình ở Nhật hồi đầu thế kỷ XXI. 5 cm/s đã lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem với những khoảnh khắc đoàn tụ ngắn ngủi rồi chia tay trong gang tấc. Cuộc chia tay cuối cùng là cuộc chia tay mãi mãi. Cho dù sau này gặp lại cũng không thể nhận ra nhau trên đường phố Tokyo tấp nập.

Sơ lược về phim

Có nhiều tác phẩm đáng chú ý trong sự nghiệp của đạo diễn Shinkai Makoto. Trong đó nổi bật chính là phim anime 5 Centimet Trên Giây (5cm/s). Phim có cấu trúc gồm 3 chương chuyện. Phim kể về chàng nhân vật chính Tono Takaki. Anh có mối quan hệ với một cô gái từ khi còn là học sinh tiểu học những năm 1990 cho tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, họ luôn bị ngăn cách về mặt vật lý. Họ chỉ có thể trao đổi, nói chuyện với nhau qua thư từ. Thời điểm ra mắt, 5cm/s nhận được vô vàn lời tán dương về nội dung và hình ảnh. Phim nhận được giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại lễ trao giải điện ảnh châu Á Thái Bình Dương năm 2007.

Ai cũng có một mối tình, một mối tình duy nhất khiến người ta luyến lưu, day dứt; khiến ta ghi nhớ mãi trong cuộc đời. Mối tình càng thơ dại, càng tinh khôi càng để lại nhiều tiếc nhớ khôn nguôi. Phim “5 Centimet Trên Giây” là câu chuyện của những con người bên nhau trong những năm tháng tuổi trẻ. Họ cùng nhau kể những kỉ niệm đẹp tuổi học sinh.

Thời gian trôi, mọi thứ đổi thay. Ai cũng có guồng quay của riêng mình. Họ tạm quên nhau lao vào guồng quay đó. Rồi chợt 1 ngày bước qua nhau mà ko hề hay biết; như cách mà cánh hoa anh đào rơi trên niềm vui thời niên thiếu. “5 centimet trên giây không chỉ là vận tốc của những cánh anh đào rơi; mà còn là vận tốc khi chúng ta lặng lẽ bước qua đời nhau.”

Những cảnh buồn của Tokyo được tái diễn trong phim 5 cm/s
Những cảnh buồn của Tokyo được tái diễn trong phim 5 cm/s

Những cảnh buồn của Tokyo được tái diễn trong phim 5 cm/s

Những khung cảnh của thành phố Tokyo hiện đại được họa sĩ của anime đình đám 5cm/s đưa lên phim đẹp đến nao lòng. “Nếu vận tốc của hoa anh đào không phải là 5cm/s thì có lẽ nó sẽ không đẹp như thế. Và nếu khoảng cách giữa tôi và em là 5cm; thì có lẽ chỉ cần một bước để đến với em chứ không phải là cả một đời người. Hoa anh đào vẫn rơi, và tôi đã nắm trượt nó.” Cũng giống như một số tác phẩm khác của “phù thủy nỗi buồn” Shinkai Makoto, 5cm/s sở hữu phần ngoại cảnh đẹp long lanh, được trau chuốt đến từng đường nét. Thậm chí nếu đặt cạnh nhau, đôi khi khán giả cũng khó có thể phân biệt đâu là thật – đâu là giả.

Tên phim “5 Centiment Trên Giây” được lấy cảm hứng từ tốc độ rơi của cánh hoa anh đào. Những cánh hoa là phép ẩn dụ cho mỗi con người, khiến khán giả phải nhớ đến sự ngắn ngủi của cuộc sống. Cũng giống như những cánh hoa, con người khi lớn lên lại tản đi những hướng khác nhau. “Đời mỗi người sẽ gặp khoảng 29,2 triệu người. Xác suất để hai người yêu nhau là 0,000049. Cho nên, anh không yêu em, em không trách anh.” “5cm/s không chỉ là vận tốc của những cánh anh đào rơi; mà còn là vận tốc khi chúng ta lặng lẽ bước qua đời nhau; khi ta đánh mất bao cảm xúc thiết tha nhất của tình yêu.”

Ảnh trong phim rất giống ảnh thực tế
Ảnh trong phim rất giống ảnh thực tế

Đạo diễn Shinkai Makoto chia sẻ

Shinkai Makoto đã từng chia sẻ rằng, khác với các tác phẩm trước của ông, 5cm/s sẽ không có yếu tố kỳ ảo hay khoa học viễn tưởng nào. Thay vào đó, bộ phim chỉ muốn miêu tả lại thế giới thực ở một góc nhìn khác. 5cm/s nói lên nỗi lo, khó khăn của nhiều người phải đối mặt: thời gian, không gian, con người và tình yêu.

Đạo diễn Shinkai Makoto cũng từng giải thích phương thức mà ông và đội ngũ sản xuất của 5cm/s đã thực hiện những khung cảnh tráng lệ của thành phố một cách chi tiết và chuẩn xác nhất. Họ đã dùng nhiều phần mềm, điển hình là Adobe Photoshop và After Effects để biến các hình ảnh concept trở thành cảnh phim thực sự. Cùng lúc đó, họ sẽ lựa chọn ra 1 bảng màu để thực sự diễn tả được mùa, thời tiết, thời gian và nhiệt độ của cảnh phim nhằm khiến mọi thứ liên kết, tương xứng với nhau. Kết quả đạt được chính là những bức hình với màu sắc được cân bằng, vô cùng tinh xảo mà cũng có độ thực tế ngang ảnh chụp, khiến khán giả có thể ngắm nhìn mãi không thôi.

“Có những người ghét chờ đợi không phải vì họ tiếc thời gian bỏ ra. Mà bởi vì họ ghét cảm giác bị động, cảm giác lệ thuộc vào một điều gì đó hay một ai đó khác.”

Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Bạn có thể xem thêm nhiều tin tức về điện ảnh trong và ngoài nước tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *