Những bộ phim điện ảnh tuy ngắn nhưng thường để lại nhiều ấn tượng. Phim điện ảnh khai thác tình tiết kiểu ngắn gọn nhưng súc tích. Từ đó đạo diễn sẽ lồng ghép những thông điệp cuộc sống cực hay vào trong phim. Phim càng hay thì những thông điệp để lại càng sâu sắc và ngược lại. Với Man In Love, khán giả đánh giá rất cao ý nghĩa nhân văn của bộ phim này. Man In Love khai khác tình yêu và đồng tiền – hai thứ gây nhiều khó khăn cho nhiều con người hiện nay nhất.
Mục lục
Sơ lược về phim
- Thể loại: Tình cảm, lãng mạn
- Đạo diễn: An Chấn Hào
- Diễn viên: Khưu Trạch, Hứa Vỹ Ninh
- Điểm: 6/10
Năm 2014, đạo diễn Han Dong Wook và biên kịch Yoo Kab Yeol đã ra mắt bộ phim chính kịch, lãng mạn Man in Love. Tác phẩm có sự tham gia của Hwang Jung Min và Han Hye Jin trong các vai chính. Sau bảy năm, câu chuyện tình yêu ngang trái giữa gã giang hồ và cô gái nhà nghèo hiếu thảo trong Man in Love đã được đạo diễn An Chấn Hào tái hiện giữa bối cảnh Đài Loan.
Giang hồ đòi nợ thuê lại yêu con gái kẻ mang nợ trong “Man In Love”
Ngô Hạo Đình (Hứa Vỹ Ninh) gặp A Thành (Khưu Trạch) lần đầu trong bệnh viện. Cô đang chăm sóc bố còn hôn mê trên giường. Anh là giang hồ, cùng đàn em đến để đòi nợ. Ánh mắt hai người chạm nhau khi Hạo Đình bước ra từ nhà vệ sinh. Tim A Thành đập mạnh, biết mình yêu cô từ cái nhìn đầu tiên. Từ kẻ đòi nợ thuê, anh trở thành gã lụy tình. Hàng ngày, A Thành tìm đến chỗ làm của Hạo Đình để tán tỉnh. Anh đề nghị cô lên lịch hẹn hò với anh, đổi lại số tiền nợ sẽ được xóa sổ.
Tác phẩm Đài Loan làm lại từ bản Hàn Quốc năm 2014, thuộc thể loại chính kịch lãng mạn, là phim đầu tay của đạo diễn An Chấn Hào. Kịch bản đi theo mô-típ quen thuộc của điện ảnh Hàn, phần đầu lồng ghép chi tiết hài gây cười, đến cao trào chuyển sang melodrama lấy nước mắt khán giả. Điểm hay của phim là khai thác đề tài xã hội đen, nhưng tạo nên chuyện tình gần gũi, dễ cảm với mọi đối tượng khán giả.
Hai nhân vật Hạo Đình và A Thành như phiên bản trưởng thành của Trần Niệm và Tiểu Bắc trong Better days (Em của thời niên thiếu), đều thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Hoàn cảnh Hạo Đình khó khăn, một mình chăm sóc bố, lương không đủ trả viện phí lại thêm khoản nợ chồng chất. Số phận A Thành chẳng khá hơn. Để kiếm tiền, anh chấp nhận làm tay sai cho giới giang hồ, sống kiếp đòi nợ thuê bị người đời khinh rẻ.
Thông điệp ý nghĩa của phim
Thông điệp phim đơn giản, rõ ràng: tiền không mua được tất cả, nhất là tình yêu. Ban đầu, A Thành dùng khoản nợ làm vật dụ dỗ, đổi lại là sự lạnh nhạt của Hạo Đình. Đến khi không kiềm được cảm xúc, anh chạy đi tìm gái bán hoa giải khuây, quẳng hết tiền lên giường và tuyên bố “mua tình yêu của cô”. Theo thời gian, gã giang hồ nhận ra chỉ có thể chinh phục tình yêu bằng sự chân thành. Tiền khiến Hạo Đình và A Thành quen nhau, cũng là thứ chia cách họ. Những con số quấn lấy cuộc đời hai nhân vật. Để tiết kiệm từng đồng, Hạo Đình đợi đến tối mới đi siêu thị mua hàng giảm giá. Khi cô hỏi A Thành nếu không đòi nợ thuê sẽ làm gì, anh ngập ngừng rồi trả lời không biết.
Cách con người thay đổi tâm tính cũng như hai mặt đồng tiền. Trong một cảnh quay, vị khách lớn tuổi muốn giới thiệu con trai cho Hạo Đình, nhưng khi nghe cô nói đang nợ nhiều tiền liền đổi ý bỏ về. Đàn em A Thành vì thiếu tiền cũng sẵn sàng phản bội, đánh đập anh không thương tiếc. Từng lời thoại càng tăng thêm sự chua xót của xã hội biến chất: “tiền nào của nấy”, “người đông thì tiền nhiều”, “tiền có vào có ra”, “khách hàng có tiền sẽ thích cô”. Đứa con nít như cháu gái A Thành cũng đòi chú lấy tiền đi học thêm, mua mỹ phẩm.
So sánh với bản Hàn
So với bản gốc Hàn Quốc, phim trung thành nguyên tác, không thay đổi nhiều về nội dung, tình tiết. Chuyện tình hai nhân vật chính được xây dựng nhẹ nhàng, lãng mạn hơn. Họ có thân phận giống nhau nên tình cảm dần nảy nở tự nhiên. Đạo diễn tập trung vào những tiểu tiết như khi A Thành gắp đồ ăn cho Hạo Đình, cô véo mũi khi đầu anh đang chảy máu, hai người nắm tay nhau đi chợ chẳng khác cặp vợ chồng. Những cử chỉ quan tâm, chăm sóc dần giúp hai tâm hồn trở nên đồng điệu, không thể tách rời.
Các nhà làm phim đặc biệt chú trọng đến phần hình ảnh và âm nhạc. Màu phim đậm chất hoài cổ, sử dụng tông vàng chủ đạo ở nhiều khung hình gợi nhớ Dear Ex (2018), Your Name Engraved Herein (2020). Nhạc phim là những bản giao hưởng với piano, dương cầm nối dài không khí buồn bã, luyến tiếc. Bối cảnh phố phường Đài Loan càng tô điểm cho chuyện tình đẹp. Nhiều phân đoạn ấn tượng như cảnh A Thành và Hạo Đình ăn kem ống rồi hôn nhau trên sân thượng, hay khi hai người trò chuyện ở quán ven đường giữa đêm mưa. Lồng đèn, bảng hiệu, món ăn là thứ giúp phim tách biệt khỏi nguyên tác.
Man In Love là thành công của Khưu Trạch
Đảm nhận vai A Thành, Khưu Trạch vượt qua được cái bóng của Hwang Jung-min trong bản Hàn, hóa thân thành gã giang hồ điển trai, phảng phất nét phong trần nhưng cũng giàu tình cảm. Vai diễn gợi nhớ nhiều đến nhân vật A Kiệt trong Dear Ex – tác phẩm giúp tên tuổi Khưu Trạch được chú ý, đều là những người đàn ông bên ngoài sần sùi, bên trong ấm áp. Nam diễn viên lôi cuốn khán giả bằng nét diễn chân thật, không gượng ép. Anh chứng minh thực lực ở cảnh hài lẫn bi, tạo nhiều kịch tính, nhất là ánh mắt ám ảnh của A Thành ở cuối phim.
Vai Hạo Đình của Hứa Vỹ Ninh dịu dàng và tiết chế cảm xúc hơn bản gốc của Han Hee Jin. Ở đầu phim, cô ít nổi bật khi giữ khuôn mặt lạnh lùng, khó gần. Nó lột tả một Hạo Đình chất chứa nội tâm. Càng về cuối phim, nữ diễn viên càng sống trong thế giới nhân vật. Nó cho thấy nhiều cung bậc tình cảm của phụ nữ khi yêu.
Khi ra mắt tháng 4 tại quê nhà, Man In Love được đón nhận nồng nhiệt, đứng đầu doanh thu phòng vé trong ba tuần liền. Theo Taiwan News, phim thu 300 triệu Đài tệ (10,7 triệu USD) sau một tháng. Nhà phê bình James Marsh của SMCP nhận xét đạo diễn An Chấn Hào làm mượt mà vẻ gai góc của bản gốc, “ghi lại thành công một số khoảnh khắc chân thực”.
Nhận xét của khán giả
Tại hệ thống IMDb, phim được chấm số điểm 9/10. Ở trang Douban của Trung Quốc, phim cũng nhanh chóng được cộng đồng mạng xứ Trung chấm điểm 8.9/10 cao chót vót, với gần 300 lượt bình chọn. Đánh giá 5 sao chiếm tới 62%, trong khi đánh giá 4 sao chiếm khoảng 32%. Trên mạng xã hội bàn luận về phim, khán giả Việt để lại nhiều bình luận khen ngợi: “Mạch phim nhanh, lôi cuốn, càng về sau càng hấp dẫn”; “6 tập mà xem một mạch như phim điện ảnh”; “Jung Hae In lột xác khỏi hình ảnh trai ngoan rồi”; “Xem phim trong một đêm luôn, gay cấn đến nghẹt thở”; “Có nhiều cảnh bạo lực hơi ghê nhưng vẫn rất hấp dẫn”…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Bạn có thể xem thêm nhiều tin tức về điện ảnh trong và ngoài nước tại đây.