Bài hát bánh mì Sài Gòn của Long X tiếp thêm nguồn cảm hứng lạc quan

Ca khúc bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau của Long X hiện nay được nhiều khán giả yêu thích, bởi những ca từ bên trong bài hát truyền cảm hứng rất chân thực về tình người trong lúc dịch bệnh khó khăn như hiện nay. Ca khúc được ca Phú Hiển thể hiện mang lại cho người nghe cảm giác hào hứng tươi vui, câu hát thân quen, gần gũi, khác xa với những bài hát về Sài Gòn hiện có điều này đã giúp cho không khí tươi vui, năng lượng, tiếp thêm nguồn cảm hứng lạc quan, trong thời điểm khó khăn Sài Gòn đang phải gánh chịu. Để hiểu rõ hơn về ý tưởng đã tạo nên ca từ ấm áp cho bài hát bánh mì Sài Gòn của Long X, xin mời quý độc giả theo dõi bài viết dialogsys ngay dưới đây nhé.

Bánh mì Sài Gòn của Long X tiếp thêm nguồn cảm hứng lạc quan

Bánh mì Sài Gòn của Long X tiếp thêm nguồn cảm hứng lạc quan
Bánh mì Sài Gòn của Long X tiếp thêm nguồn cảm hứng lạc quan

Tác giả hồi tưởng thời ấu thơ với những ổ bánh mì chất chứa kỷ niệm. Ngày còn bé, anh cùng đám bạn lang thang khắp phố vào các buổi trưa hè. Khi đó, thú vui của anh là những ly chè mát lạnh. Bánh mì “năm ngàn một ổ, ăn xong là no tức thì”. Thời dịch, bánh mì không còn là thức ăn đường phố mà trở thành biểu tượng của những tấm lòng giàu nghĩa tình. Theo những chuyến xe thiện nguyện len lỏi khắp ngõ hẻm Sài Gòn. Từng ổ bánh mì 0 đồng được trao tận tay cho người nghèo. Góp phần xoa dịu cơn đói. Sưởi ấm các phận đời cơ nhỡ.

“Bon bon trên những phố phường
Đi sâu vào những hẻm đường
Với bánh mì giá 0 đồng
Trao tay cho người khó người cần
Anh Huy cùng với anh Bình
Trao đi bằng những nghĩa tình…”

Xuyên suốt bài hát, tiếng rao “Bánh mì nóng đây” trở thành điểm nhấn, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc. Phần điệp khúc được phối với âm hưởng rộn ràng của tiếng bass. Ca sĩ Phú Hiển xử lý theo phong cách pop-rock khi hát về tình người giữa đại dịch: “Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau/ Bánh mì Sài Gòn, 0 đồng 1 ổ/ Bánh mì Sài Gòn. Chẳng còn thương đau…”. MV do đạo diễn Bone Hồ biên tập với những đoạn video tư liệu. Ghi lại cảnh cụ già rưng rưng khi được tặng bánh mì trên vỉa hè. Diễn viên Quyền Linh dạo trên các ngõ phố vắng bóng người. Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn mang âm nhạc đến bệnh viện dã chiến.

Cảm hứng giúp Long X sáng tác bài bánh mì Sài Gòn

Long X cho biết lấy cảm hứng sáng tác khi đọc một bài viết về nhóm tình nguyện viên đi phát cơm. Bánh mì 0 đồng cho người cơ nhỡ hồi tháng 7. Anh viết bài hát như một món quà gửi tặng nhóm. Anh nói: “Tôi hy vọng ca khúc như một ly nước mát giúp mọi người tiếp tục ‘chiến đấu’… Bài hát không mang khẩu hiệu, không mang lời kêu gọi. Tôi chỉ muốn cám ơn những ai đang ngày đêm không quản mệt mỏi để giúp người dân khó khăn trong đại dịch này”.

Lương Kim Long cho biết anh xây dựng bản phối theo phong cách pop với màu sắc tươi vui, tràn đầy năng lượng để mang đến sự lạc quan, phấn khởi,… Sau nhiều tháng ngày tâm trí mọi người hẳn cũng đã phần nào mệt mỏi trước dịch bệnh. Ca sĩ thể hiện là Phú Hiển với giọng hát khỏe, pha chút rock và xử lý được nhiều phong cách khác nhau. Cả hai đã thống nhất thể hiện bài hát với chất giọng địa phương. Kèm với đó là bản phối sử dụng các đoạn âm thanh tiếng rao bánh mì để mang lại cảm giác gần gũi, thân quen với người nghe.

Trên Youtube, nhiều khán giả khen bài hát có giai điệu bắt tai, ca từ chân phương. Tùng Râu bình luận: “Ca khúc ý nghĩa quá. Hy vọng những điều tốt đẹp đến với Sài Gòn, cuộc sống sớm trở lại bình thường”. Nghe xong ca khúc, nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt nói: “Nếu ai hỏi món ăn nào ở Sài Gòn bạn thèm nhất lúc này. Với tôi đó là bánh mì và cà phê sữa”.

Các nghệ sĩ cũng hưởng ứng cùng với cậu em Long X

Các nghệ sĩ cũng hưởng ứng cùng với cậu em Long X
Các nghệ sĩ cũng hưởng ứng cùng với cậu em Long X

Nhiều nghệ sĩ đang hưởng ứng phong trào sáng tác ca khúc gợi cảm hứng lạc quan thời dịch. Làn sóng này được khởi xướng từ đợt dịch đầu tiên năm ngoái. Gần đây trở lại với nhiều ca khúc được khán giả đón nhận như: Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn (Tuấn Hưng – Khắc Việt), Sài Gòn tôi sẽ (Thái Dương), Cô Vi đi xa (Dế Choắt), Gửi vô Nam (Ánh Tuyết), Sài Gòn tôi thương (Xuân Phước – Quốc Vũ)… Đúng như mong muốn của tác giả, trên mạng xã hội, Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thương nhau đang nhận về nhiều lời khen ngợi từ khán giả lẫn giới chuyên môn.

Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong nhận xét: “Hình ảnh quá đẹp! Âm nhạc quá hay! Thương cậu em Lương Kim Long và êkip đã loay hoay làm một sản phẩm rất ý nghĩa. Góc nhìn của người tha phương cầu thực luôn lạ như thế. Dù không sinh ra nơi đây nhưng lại có tình yêu với mảnh đất quê hương thứ hai này. Mong Sài Gòn nghỉ ngơi và sớm thức dậy”.

Nhà sản xuất âm nhạc Trần Dũng Khánh bày tỏ: “Sài Gòn cố lên, Việt Nam cố lên. Hoan hô anh Lương Kim Long và các anh em. Em nghe xong thấy ấm lòng và tích cực hơn nhiều. Mong là bài hát này sẽ đến được với nhiều người, tiếp thêm động lực để chúng ta mau chóng vượt qua dịch bệnh”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *