Phim điện ảnh của Trần Ngọc Phong chuyển thể từ Tiểu thuyết “Cơn giông”

“Cơn giông” là tiểu thuyết tiêu biểu nhất của nhà văn Lê Văn Thảo. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của Việt Nam đạt giải thưởng văn học Đông Nam Á. Tác phẩm thể hiện số phận của con người, luôn gặp những biến cố trong cuộc sống và cần mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn. Được sự đồng ý của tác giả, đạo diễn Trần Ngọc Phong đã chuyển thể tiểu thuyết “Cơn giông” thành phim điện ảnh. Bộ phim đang trong quá trình ghi hình và hy vọng khán giả sẽ đón nhận nồng nhiệt.

Tiểu thuyết “Cơn giông” được chuyển thể thành phim điện ảnh

Tiểu thuyết “Cơn giông” của nhà văn Lê Văn Thảo từng nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng văn học Đông Nam Á, vừa được Hãng phim Giải Phóng chuyển thể thành bộ phim cùng tên, qua bàn tay của đạo diễn Trần Ngọc Phong. Đạo diễn Trần Ngọc Phong ở tuổi 61, vừa bấm máy bộ phim “Cơn giông” tại Cần Giờ – TPHCM. Đạo diễn Trần Ngọc Phong từng được biết đến qua các bộ phim “Trận đấu cuối cùng”, “Ba người đàn ông năm”,  “Biển đợi”, “Không cân sức”, “Tình như chiếc bóng năm”, “Trọn kiếp lênh đênh”, “Bão rừng”, “Hoàng hôn ấm áp”.

Tiểu thuyết “Cơn giông” được chuyển thể thành phim điện ảnh
Tiểu thuyết “Cơn giông” được chuyển thể thành phim điện ảnh

Đạo diễn Trần Ngọc Phong là con trai của nhà văn Trần Công Tấn; nên từ lâu ông đã ấp ủ làm một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học. Vì vậy, khi được hãng phim Giải Phóng giao thực hiện bộ phim “Cơn giông”; đạo diễn Trần Ngọc Phong rất háo hức để bước vào một cuộc chinh phục công chúng điện ảnh. Tiểu thuyết “Cơn giông” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Lê Văn Thảo (1939-2016). Tiểu thuyết “Cơn giông” được in lần đầu tiên vào năm 2002, sau đó được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng văn học Đông Nam Á. Tiểu thuyết “Cơn giông” cũng nằm trong số những tác phẩm được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012 của nhà văn Lê Văn Thảo.

Tên phim được giữ nguyên tác với tiểu thuyết

Lần này, thay vì chọn tên mới cho phim khác với tên tác phẩm văn học; êkip sản xuất quyết định giữ nguyên tên “Cơn giông”. Lý do như tiết lộ của đạo diễn Trần Ngọc Phong là bởi tựa đề đó đã chứa đựng đầy đủ nội dung; và thông điệp mà cả cuốn tiểu thuyết lẫn bộ phim muốn gửi gắm. Đó là trong cuộc đời mỗi người đều gặp phải những “cơn giông” của số phận, chỉ cần biết cách vượt qua thì mọi thứ sẽ êm đềm trở lại, sau cơn giông trời lại sáng.

Diễn viên chính của “Cơn giông” là Trung Dũng và Thủy Phạm

Diễn viên chính của “Cơn giông” là Trung Dũng và Thủy Phạm
Diễn viên chính của “Cơn giông” là Trung Dũng và Thủy Phạm

Tiểu thuyết “Cơn giông” viết về cuộc sống vùng sông nước Cà Mau, với những nhân vật rất kỳ lạ. Số phận cứ đưa đẩy và cứ vùi dập họ; nhưng họ vẫn quyết chí làm người ngay thẳng và tử tế. Nhà biên kịch Ngô Hoàng Giang đã mất nhiều năm để chuyển thể “Cơn giông” thành kịch bản phim; để đạo diễn Trần Ngọc Phong dàn dựng một sản phẩm điện ảnh dài 90 phút. Không có điều kiện làm phim tại Cà Mau như bối cảnh chính trong nguyên tác, đạo diễn Trần Ngọc Phong chọn huyện Cần Giờ – TPHCM để tái hiện không gian bộ phim “Cơn giông”. Hai diễn viên chính của “Cơn giông” là Trung Dũng và Thủy Phạm.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong từng có kinh nghiệm làm nhiều bộ phim về cuộc sống sông nước; như “Những nẻo đường phù sa”, “Bình minh châu thổ”, “Duyên nợ Miền Tây”, “Sông phố nhà ghe”… nên lần này bộ phim “Cơn giông” cũng không không nằm ngoài khả năng kiểm soát. Thử thách đáng kể nhất của đạo diễn Trần Ngọc Phong chính là thị trường phim. Khán giả Việt đang hào hứng với dòng phim nặng tính giải trí; thì một bộ phim nhiều ưu tư mệnh kiếp long đong như “Cơn giông” chẳng khác gì một phép thử phiêu lưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *